Bà bầu uống sữa đậu nành nhiều có tốt không ?


Sữa đậu nành là thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin, protein, và các dưỡng chất khác, rất tốt cho việc cung cấp năng lượng, bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bất kì ai cũng có thể uống được, sữa đậu nành kiêng cử với một số người. Vậy đối với bà bầu thì sao, Bà bầu uống sữa đậu nành nhiều có tốt không ? Muốn biết được lời giải đáp, mời bạn đón xem bài viết ngày hôm nay.
Lợi ích của sữa đậu nành với bà bầu

>>> Xem thêm : lá cây mật gấu có tác dụng chữa trị bệnh gì?


Đậu nành và các thực phẩm chế biến từ đậu nành từ lâu được coi là nguồn thực phẩm cung cấp protein dồi dào, rất tốt cho sức khỏe của con người. Protein từ đậu nành có thể cung cấp đầy đủ và cân đối các axit amin cần thiết cũng giống như các nguồn axit amin động vật có trong sữa, thịt, trứng…


Bên cạnh đó, trong đậu nành còn có chứa các chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp kiểm soát đường huyết thai kỳ, giảm hiện tượng táo bón ở bà bầu.Theo các nghiên cứu khoa học mới nhất, đậu nành còn là nguồn thực phẩm thiên nhiên quý giá giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú.



Không những thế, trong thành phần đậu nành còn chứa rất nhiều axit béo linoleic, linolenic, omega-3 là những axit béo không no thiết yếu, giúp tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, điều chỉnh huyết áp, giúp làm tăng sự phát triển của các tế bào khỏe mạnh. Các chất thiết yếu khác như sắt, kẽm, folat, vitamin A, PP, B, D trong sữa đậu nành rất tốt cho sự phát triển của thai nhi, tránh hiện tượng nhẹ cân, sinh non, tránh còi xương ở bé, loãng xương ở mẹ.

Sữa đậu nành là sản phẩm chế biến từ đậu tương, là loại thực phẩm thiên nhiên, có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon, dễ uống, dễ hấp thụ. Theo nghiên cứu của Đại học Y Đại Học Y Khoa Tuft – Hoa Kỳ, không nên bổ sung vào cơ thể quá 100 mg isoflavone (isoflavone là chất chống oxy hóa, có rất nhiều trong đậu tương) mỗi ngày. Ở mức 35 – 55 mg isoflavone mỗi ngày được cho là an toàn. Theo đó thì một cốc sữa đậu nành có chứa khoảng 50 mg isoflavones và khoảng 6 gam protein đậu tương.


Sữa đậu mành có ảnh hưởng đến giới tính thai nhi?


Từ những công dụng vô cùng to lớn từ đậu nành, khi mang thai, bà bầu được khuyến khích nên uống sữa đậu nành. Về thắc mắc liên quan đến việc liệu isoflavone có hoạt tính estrogen – một loại hormone giới tính nữ trong sữa đậu nành có ảnh hưởng tới giới tính của thai nhi hay không, các nhà nghiên cứu khẳng định chưa có một bằng chứng nào chứng minh được là estrogen trong đậu nành có ảnh hưởng tới đến sinh sản của các bé trai, càng không thể làm teo tinh hoàn hay gây vô sinh như nhiều người nghĩ.


Theo nghiên cứu mới vào năm 2001 của tiến sĩ Daniel Doerge và các đồng nghiệp cho biết, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chất isoflavone có trong đậu nành được hấp thụ qua nhau thai người. Và năm 2002, nghiên cứu của tiến sĩ Thomas Badger được đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ cho biết nghiên cứu trên những trẻ em sử dụng sữa công thức làm từ đậu nành (những đứa trẻ được coi là sử dụng nhiều sữa đậu nành nhất so với trẻ em khác tại Mỹ) cũng không thấy bất cứ dấu hiệu có hại nào tới sức khỏe của chúng. Như vậy các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn sữa đậu nành là thức uống hằng ngày của mình.

Giá trị dinh dưỡng của hạt đậu nành

Hạt đậu nành chứa: 8% nước, 5% chất vô cơ, 15-25% glucose, 15-20% chất béo, 35-45% chất đạm với đủ các loại amino acid cần thiết (isoleucin, lysin, metionin, pheny lalanin, tryptophan, valin) và nhiều sinh tố, khoáng chất, Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S, các vitamin A, B1, B2, D, E, F, các enzyme, sáp, nhựa, cellulose.

Vì có nhiều chất đạm nên đậu nành đã được coi như “thịt không xương” ở nhiều quốc gia Á Châu. Đạm rất tốt để thay thế cho thịt động vật vì có ít mở và cholesterol. Đậu nành có nhiều đạm hơn thịt, nhiều calcium hơn sữa bò, nhiều lecithin hơn trứng. Các amino acid cần thiết mà cơ thể không tạo ra được đều có trong đậu nành.

Bên cạnh đó chất béo do chứa rất ít mỡ bão hoà không có hại mà lại được cơ thể dễ hấp thụ, chống được béo phì, mở trong máu, chất béo không bão hoà chiếm 60% so vời bão hoà là 15%, trong đó có 2 loại axit Linolenic và Linolic ảnh hưởng tốt lên hệ tuần hoàn và phòng được ung thư. Chất xơ đóng vai tró cải thiện tình trạng tiêu hoá ở ruột, hạn chế ung thư ruột kết.

Nhiều hợp chất khác có trong đậu nành có tính dược lý cao, được các nhà khoa học lần lượt khám phá và họ đã khẳng định chúng có khả năng ngăn chặn hữu hiệu bệnh tim mạch, làm tăng khả năng chịu đựng các hoạt động cơ bắp, giảm khối lượng mỡ, giữ cho cơ thể thon thả và khoẻ mạnh. Trong hạt đậu nành rất giàu Vitamin A, E, K cùng với khoáng chất Potassium sắt, kẽm và phốt pho bổ sung đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ dưỡng chất.

Thành phần dinh dưỡng của sữa đậu thành có nhiều điểm tương tự với sữa bò. Sữa đậu nành có lượng protein cao gần bằng sữa bò, nhưng nhiều calcium hơn sữa bò. Sữa đậu nành có ưu điểm là không có lactose, có thể thay thế sữa bò cho những người bị dễ bị đau bụng do lactose. Sữa đậu nành cũng chứa ít chất béo bão hòa hơn sữa bò, có thể có lợi cho tim mạch hơn.

Giá trị thật về dinh dưỡng được con người thừa nhận qua cuộc sống, không dừng lại ờ đó các nhà khoa học và dinh dưởng học còn tiếp tục nghiên cứu những đặc điểm có lợi để sử dụng nguồn dinh dưỡng này. Đậu nành có tỷ lệ protit và Lipit vượt xa lượng chất dinh dưỡng có trong thịt, nhiều nhất vẫn là protein.

Những lưu ý khi bà bầu uống sữa đậu nành

+ Sữa đậu nành nhất định phải đựơc đun sôi kỹ trước khi uống. Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài,…thậm chí ngộ độc.

+ Không nên cho thêm đường đỏ khi uống sữa đậu nành vì trong đường đỏ có chứa nhiều các a xit hữu cơ sẽ kết hợp các chất protit, canxi làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành.

+ Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành trong một lúc. Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml, nếu không dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thu hết.

+ Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt. Vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 đến 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.

+ Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú. Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng không vẫn đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ.

+ Không nên đánh trứng cùng với sữa đậu nành vì lòng trắng trứng bị kết hợp với men tiêu hóa trong sữa đậu nành tạo thành một hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu và còn làm mất đi những chất dinh dưỡng.

+ Khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút thức ăn như: bánh ngọt, bánh mì, bánh bao,… hay các chế phẩm của tinh bột để các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được hấp thu hoàn toàn.

+ Theo y học cổ truyền đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi vì vậy những người tỳ vị hư hàn, người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều,…đều không nên dùng.

+ Không nên uống thuốc cùng với sữa đậu nành.

Với bài viết Bà bầu uống sữa đậu nành nhiều có tốt không ? hi vọng giúp các bà mẹ có lời giải đáp giải tỏa thắc mắc trên. Đồng thời, qua bài viết với các thông tin trên hi vọng mọi người có thêm nguồn kiến thức về đậu nành cũng như sữa đậu nành.


Nhận xét